Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa chính là những loại sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng hoặc không được sử dụng và bị đem đi vứt bỏ. Có 2 loại rác thải nhựa đó là rác thải nhựa dùng một lần và rác thải nhựa dùng nhiều lần.

Theo thống kê hiện nay, trong tổng số các loại rác thải nhựa, có đến 50% là rác thải nhựa dùng một lần. Nghĩa là chỉ cần 1s được sử dụng, chúng sẽ bị vứt bỏ ra môi trường, tồn tại và gây hại đến hàng trăm, hàng ngàn năm sau.

rac-thai-nhua-dung-mot-lan.

Chúng ta không thể phủ nhận tính tiện lợi của các sản phẩm nhựa một lần trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhưng chính vì một ưu điểm này mà có thể dẫn tới cả tá các nhược điểm khác, gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người.

Tại sao cần tái chế rác thải nhựa?

Rác thải nhựa khi được vứt ra môi trường, có 3 cách xử lý phổ biến nhất, đó là đốt, thải ra biển hoặc chôn lấp. Cả 2 cách xử lý này đều không giải quyết được tận gốc vấn đề mà còn làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi trường, con người và động vật.

Chỉ tính riêng tại Việt Nam, 1 năm chúng ta có thể tiêu thụ và vứt bỏ 5 triệu tấn nhựa, tương đương với gần 42kg nhựa/ người/ năm (năm 2018). Mức tiêu thụ này đang nằm trong top đầu của thế giới. Cụ thể tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường 80 tấn nhựa và nilon.

tinh-trang-rac-thai-nhua-o-viet-nam
Bãi rác thải nhựa khổng lồ xuất hiện khắp nơi

Câu hỏi đặt ra là, nếu chúng ta không có phương pháp để tái chế rác thải nhựa khoa học và hiệu quả, số rác trên sẽ đi về đâu và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Lý do để chúng ta nên coi trọng và thực hiện tốt việc tái chế rác thải nhựa có thể kể đến như sau:

  • Tiết kiệm được tài nguyên, năng lượng so với việc sản xuất sản phẩm nhựa mới
  • Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động
  • Xây dựng ý thức sử dụng hợp lý rác thải nhựa, bảo vệ môi trường
  • Làm sạch môi trường sống bao gồm đất, nước và không khí.

Tình hình tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam và Thế giới

Trên thế giới, có tấm gương nổi bật về khả năng tái chế nhựa lên đến 97%, đó chính là Nauy. Với việc ban hành các chính sách giúp thúc đẩy hoạt động tái chế như, tái chế càng nhiều, nộp thuế càng ít, người sử dụng đồ nhựa cần phải đặt cọc tiền, sau khi sử dụng hết sản phẩm và đem trả lại bao bì nhựa thì sẽ được hoàn tiền.

mo-hinh-thu-gom-rac-thai-nhua
Hoàn tiền khi trả lại bao bì nhựa

Các đất nước khác trên thế giới cũng có tỷ lệ tái chế cao như Thụy Điển (99%), Áo, Đức, Bỉ, … Còn ở Việt Nam, chúng ta hiện đang có tỷ lệ tái chế rác thải nhựa là 10%, 90% còn lại chính là đem đi đốt, chôn lấp hoặc xả ra biển.

Điều đáng nói là, các nước trên, rác thải sau khi tái chế đều có thể tạo ra các sản phẩm nhựa an toàn và có chất lượng cao. Nhưng ở Việt Nam, chỉ có 10% được tái chế nhưng chất lượng nhựa thu được đều rất thấp. Nguyên nhân dẫn đến điều này là:

  • Công nghệ xử lý rác thải của chúng ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ và diễn ra ở các địa phương rải rác, chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức.
  • Ý thức phân loại rác thải tại nguồn còn rất thấp, người dân chưa năm được hết tầm quan trọng của việc tái chế nhựa đối với cuộc sống
  • Các sản phẩm nhựa dùng một lần đang bị lạm dụng quá mức, sử dụng trong nhiều trường hợp không cần thiết.

Nguy cơ ô nhiễm nặng nề khi tái chế rác thải nhựa thiếu khoa học

Chính vì còn rất lạc hậu và tự phát trong việc tái chế, không những môi trường không được cải thiện mà việc tái chế rác thải còn gây thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại nơi đó.

Về kinh tế, có thể công việc tái chế rác đang đem lại cho người dân một nguồn thu nhập ổn định nhưng việc người dân xử lý những loại rác thải không thể tái chế bằng cách đốt hoặc vứt xuống nguồn nước ngay khu vực sinh sống đã làm tỷ lệ người dân mắc ung thư tăng lên chóng mặt.

Hãy chấm dứt những làn khói đen kịt, khét lẹt cả ngày lẫn đêm, hãy kết thúc những bãi rác khổng lồ đang ngày càng phình to ra, hãy bắt đầu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động nhỏ như hạn chế sử dụng nhựa một lần, thực hiện phân loại rác tại nguồn, rèn luyện con trẻ vứt rác đúng nơi quy định…

Chỉ một hành động nhỏ, nhưng hàng triệu người cùng thực hiện, kết quả sẽ không hề nhỏ. Hành động ngay từ bây giờ, bạn nhé.