Ngành giấy phải chịu tác động của những yếu tố nào? Nguồn cung cho ngành giấy hiện tại ra sao? Dự đoán sự phát triển của ngành giấy trong tương lai như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
NỘI DUNG
Yếu tố ảnh hưởng đến ngành giấy
Thị trường hàng hóa thế giới hiện nay vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều biến động và chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị như: xung đột giữa Nga-Ukraine, Nga cắt giảm khí đốt sang châu Âu, zero Covid tại Trung Quốc, lạm phát tại Mỹ, Nhật, Hàn,…đều là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Trong nước, thị trường hàng hóa không có biến động lớn. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm, giá cả cũng không có biến động bất thường. Cụ thể, số liệu thống kê ngành giấy Việt Nam vào tháng 5/ 2022 như sau:
– Tổng tiêu dùng trong tháng 6/2022 đạt 593.059 tấn, tăng 8/% so với tháng 5/2022.
– Tổng sản lượng trong tháng 6/2022 đạt 472.369 tấn, giảm 2,1% so với tháng 5/2022.
– Tổng nhập khẩu trong tháng 6/2022 đạt 212.426 tấn, giảm 8,7% so với tháng 5/2022.
– Tổng xuất khẩu trong tháng 6/2022 đạt 90.641 tấn, giảm 10,3% so với tháng 5/2022.
Nguồn cung bột giấy
Tính đến quý 2/ 2022, ngành bột giấy của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu sử dụng bột giấy trong nước, còn 65% phải phụ thuộc vào các nguồn cung nhập khẩu, chủ yếu đến từ thị trường Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.
Sản lượng giấy nhập khẩu trong vòng 6 tháng đầu năm đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước, ước tính đặt 336,5 nghìn tấn. Tuy vậy, giá nhập khẩu giấy đã tăng từ 20-40% khiến kim ngạch nhập khẩu giấy vẫn tăng trưởng 3,5% so với cùng kỳ 2021.
Nguồn cung giấy thu hồi
Ngoài bột giấy, Việt Nam còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung giấy thu hồi. Theo dự kiến, sản lượng các loại giấy năm 2022 do các doanh nghiệp ngành giấy sản xuất sẽ rơi vào khoảng 7 triệu tấn (riêng bao bì chiếm tới 6 triệu tấn). Để đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất số lượng bao bì này, cần tới 6,5 triệu tấn giấy thu hồi. Thị trường nhập khẩu giấy thu hồi chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Nguồn cung trong nước hiện chỉ đáp ứng được 43% nhu cầu.
Thông thường, sản xuất giấy từ bột giấy nguyên sinh sẽ tốn nhiều nguyên liệu, hóa chất, điện năng và nhiên liệu, nhưng khi sản xuất từ giấy thu hồi, các khâu sản xuất sẽ được giảm bớt, tiết kiệm được nhiên liệu, hóa chất, điện năng và đặc biệt là hạn chế được lượng nguyên liệu gỗ rừng. Theo số liệu đó để sản xuất ra 1 tấn bột giấy chỉ cần 1,4 tấn giấy phế liệu hoặc 2,2-4,4 tấn gỗ. Như vậy, nếu sử dụng giấy thu hồi, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 24 cây rừng cho 1 tấn bột giấy thành phẩm.
Dự báo ngành giấy trong tương lai
Sản lượng sản xuất giấy bao bì trong 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt 2.418 nghìn tấn, giảm 1,9% do với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 86.1% tổng sản lượng ngành giấy. Giấy bao bì chính là động lực tăng trưởng của ngành giấy vì có sản lượng và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cao nhất trong số các sản phẩm của ngành giấy.
Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, mức tiêu thụ giấy bao bì ở nước ta sẽ tăng lên khoảng 12% trong giai đoạn 2021-2025 nhờ vào tốc độ đô thị hóa, ước lượng sẽ đạt 40% trong năm 2024. Sản phẩm giấy bao bì sẽ được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa online do sự bùng nổ của TMĐT. Đây sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy ngành giấy Việt phát triển nhanh chóng.
Về phần nguồn cung bột giấy, dự kiến sẽ giảm do tình hình chính trị trên Thế giới vẫn chưa ổn định, đặc biệt do thị trường nhập khẩu chính của nước ta là Bắc Mỹ và Châu Âu. Giá bột giấy sẽ tăng cao do tình trạng khan hiếm hàng, dẫn đến các chi phí nhiên liệu, năng lượng cũng tang theo, lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất giấy sẽ bị giảm.
Để đọc thêm nhiều tin tức cập nhật về ngành giấy, hãy theo dõi mục tin tức của Châu Hùng tại đây nhé.