Có những nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm chứ không phải là hình thức đóng gói. Vậy tại sao bạn lại cần đọc bài này?

Vâng, bởi vì bao bì đóng gói sản phẩm có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Sau tất cả, khách hàng vẫn phản ứng rất tiêu cực khi nhận về một gói hàng bị dập móp.

Trên thực tế, sẽ có đến 30 – 50% số khách hàng từ bỏ hoặc giảm bớt tần suất mua sản phẩm ở đó.

Rõ ràng là bao bì kém chất lượng sẽ không đủ khả năng bảo vệ hàng hóa của bạn, nguy hiểm hơn là nó sẽ làm ảnh hưởng tới danh tiếng thương hiệu và doanh số bán hàng.

Không chỉ vậy, việc khách hàng từ chối nhận hàng khi thấy bao bì đóng gói bị hư tổn nặng nề, sẽ làm chuỗi cung ứng của bạn gặp căng thẳng.

Tỷ lệ hàng bị từ chối nhận có thể lên đến 30%, sau khi nhận hàng, nếu có thiệt hại về sản phẩm, khách hàng cũng sẽ yêu cầu hoàn hàng.

Đặc biệt với các mặt hàng dễ hư hỏng như điện tử và hóa mỹ phẩm lại chiếm tỷ lệ lớn.

May mắn là, bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó để đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hoàn hảo nhất.

Chuỗi cung ứng TMĐT hoạt động ra sao?

Các gói hàng sẽ được ném vào xe tải một cách bất cẩn, được vận chuyển trên xe đi qua các cung đường, đẹp có xấu có, thậm chí nhào lộn trong thùng xe. Trải qua bao lần trung chuyển từ xe đến kho rồi lại lên xe.

Mỗi lần như vậy là một nguy cơ gây thiệt hại cho gói hàng của bạn. Do đó, việc tìm ra một loại bao bì thông minh: “Đủ chắc chắn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đủ tinh tế để đem lại ấn tượng tốt cho khách hàng”. Đây không phải là một điều quá đễ dàng.

Cùng Châu Hùng điểm qua 3 lỗi sai khi đóng gói hàng hóa trên TMĐT và cách khắc phục nhé!

Dùng quá nhiều vật liệu đóng gói

 

Bạn vận chuyển một món hàng dễ vỡ, vì vậy bạn đã dùng màng xốp bong bóng để quấn quanh nó.

Vấn đề ở đây là bạn có thể sẽ quấn quá nhiều vòng, điều này vừa khiến đội chi phí gói hàng của bạn lên, vừa khiến thời gian gói hàng lâu hơn.

Cách giải quyết ở đây là thay vì “nhiều cho chắc”, bạn nên dành chút thời gian nghiên cứu khả năng chống va đập cửa màng xốp.

Một lượng vừa đủ sẽ khiến bạn tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, khách hàng cũng đánh giá cao sản phẩm của bạn hơn.

Sử dụng hộp carton không vừa vặn

Bạn không muốn có quá nhiều hộp với kích cỡ khác nhau, vừa khó lưu trữ, vừa khó kiểm soát, nên bạn giới hạn cho mình 2 loại kích thước hộp cho tất cả các loại hàng hoá.

Kết quả thường là sản phẩm sẽ bị lọt thỏm trong hộp, cần nhiều đồ vật để độn hoặc quấn quanh đồ vật hơn. Nhưng cho dù thế nào, hoặc là lãng phí hoặc là sản phẩm sẽ bị hư hại.

Sẽ không có kết cục tích cực nào ở đây cả, dù trường hợp nào đi nữa. Bạn vẫn bị mất điểm trong mắt khách hàng.

Cách khắc phục ở đây là, hãy thống kê các loại hàng hoá bán chạy, sau đó tìm ra kích thước phù hợp với chúng,

Bạn không cần phải có hàng ngàn mã hộp cho từng sản phẩm, nhưng hãy tính toán sao cho khoảng trống trong mội gói hàng của bạn là nhỏ nhất.

 

>>>Xem thêm: Xu hướng bán lẻ năm 2022

Làm cho bao bì của bạn khó mở

Cho dù bạn có cẩn thận để tránh 2 bước trên, nhưng hãy nhớ rằng, bàn tay của khách hàng chính là trạm cuối của chu trình cung ứng.

Nếu bạn đóng gói bao bì quá chắc chắn, quấn băng keo quá chặt, thì khoảnh khắc mở hàng sẽ không hề vui vẻ chút nào.

Hãy tiết chế và xác định thế nào là đủ, bạn có thể nghĩ khách hàng sẽ cảm thấy bạn là người “cẩn thận”?

Nhưng KHÔNG! Cảm giác khó chịu và ức chế khi khui một món đồ không thành công đó sẽ làm bạn bị mất đi vị khách này mãi mãi.

Hãy làm cho trải nghiệm “đập hộp” cửa khách hàng trở thành một niềm vui chứ không phải “nỗi đau”, bạn nhé!

Cách khắc phục 3 lỗi sai khi đóng gói hàng hóa trên TMĐT trên đây không quá phức tạp đúng không nào. Chỉ cần bạn chú tâm một chút, đặt cảm nhận cửa khách hàng lên hàng đầu. Hiệu quả của việc đóng gói sản phẩm hợp lý là không hề nhỏ.

Hãy để Châu Hùng giúp bạn tìm ra giải pháp bao bì hoàn hảo nhất nhé!