Dù bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì chăng nữa thì khách hàng chính là người giúp doanh nghiệp có thể tồn tại. Khách hàng mang lại lợi nhuận, giá trị, hay có thể nói vui, “khách hàng chính là miếng cơm, manh áo”. Nhưng để đi sâu thêm về vai trò của khách hàng, hãy cùng Châu Hùng phân tích kỹ trong bài viết dưới đây nhé. Biết được những điều này chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc chăm sóc và gìn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
NỘI DUNG
Khách hàng là gì?
Khách hàng (Customer) là những đối tượng (cá nhân hoặc tổ chức) mà các doanh nghiệp mong muốn được phục vụ các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Họ bỏ tiền ra mua sản phẩm hoặc dịch vụ và có quyền yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng theo nhu cầu của mình.
Việc doanh nghiệp cần làm chính là tạo ra được mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng với thái độ phục vụ tận tình. Thương trường là chiến trường, nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với doanh nghiệp, họ sẵn sàng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một nhà cung cấp khác.
Vì thế, Tom Peters đã từng nói rằng “khách hàng chính là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp mặc dù không được ghi chép lại trong sổ sách của công ty”. Đừng vì bất cứ
Phân loại khách hàng tại Bao bì Châu Hùng
Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách phân loại khách hàng dựa trên quy mô, mặt hàng kinh doanh khác nhau. Hiểu rõ được các nhõm khách hàng sẽ giúp việc phân loại, xây dựng chiến lược tiếp cận trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Tại Bao bì Châu Hùng, chúng tôi hiện đang phân loại khách hàng theo các tiêu chí sau:
- Phân loại khách hàng dựa theo tiềm năng: Gồm khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
- Phân loại khách hàng dựa trên quy mô: Gồm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp lớn/ vừa/ nhỏ
- Phân loại khách hàng dựa theo hành vi: Gồm khách hàng trung thành, khách hàng 1 lần, khách hàng quay lại
Với Châu Hùng, chúng tôi không phân loại khách hàng theo giá trị quan trọng hay không quan trọng. Mỗi khách hàng đến với chúng tôi sẽ đều được phục vụ và tư vấn như nhau, không vì những khách hàng lớn mà lơ là các khách hàng nhỏ. Dựa trên phân loại này, chúng tôi có cơ sở để xây dựng chiến lược marketing, chiến lược tiếp cận để phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Vai trò của khách hàng với Châu Hùng
Như đã nói, khách hàng là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, quyết định đến khả năng sống còn trên thị trường. Vậy vai trò của khách hàng cụ thể với Bao bì Châu Hùng là gì?
Giúp Châu Hùng cải thiện sản phẩm và dịch vụ
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nên những phản hồi từ khách hàng sẽ là nguồn thông tin quý giá giúp doanh nghiệp có thể cải thiện những vấn đề còn tồn đọng mà chưa nhận ra được. Đôi khi người sản xuất lại không thấy được những bất cập của sản phẩm mình làm ra, cho đến khi nhận được góp ý từ khách hàng.
Không phải khách hàng nào cũng sẵn lòng phản ánh và chờ sự cải tiến từ doanh nghiệp. Bạn phải thật sự mang lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng rằng bạn sẽ cố gắng để đem lại chất lượng sản phẩm tốt nhất. Việc thay đổi, nâng cấp này có thể tốn chi phí và thời gian, nhưng đổi lại bạn sẽ có thêm những khách hàng trung thành.
Cách mà doanh nghiệp có thể làm để nhận được phản hồi từ khách hàng là: gửi các mẫu khảo sát, xin ý kiến định kỳ hoặc sau mỗi đơn hàng. Bạn cũng nên đính kèm một vài lợi ích để khách hàng đặt tâm huyết vào khảo sát hơn là làm cho có lệ. Sau khi nhận được các câu trả lời, hãy tổng hợp chúng lại và từ đó lập kế hoạch phù hợp nhất để cải thiện chất lượng.
Tạo cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được tạo ra vì mục tiêu tăng doanh số bán hàng. Để bán được hàng thì bạn cần có chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng được mọi khách hàng. Dựa trên chân dung khách hàng mà đội ngũ nghiên cứu lập ra, bạn có thể xây dụng, thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng phù hợp nhất. Đây là một vai trò của khách hàng mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Vai trò của khách hàng làm tăng quy mô doanh nghiệp
Số lượng khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc quy mô công ty cũng tăng theo để có thể đáp ứng một cách kịp thời. Tuỳ vào tình trạng của nguồn khách hàng mà công ty sẽ có những hướng mở rộng phù hợp. Nếu khách hàng được mở rộng theo khu vực địa lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc mở thêm chi nhánh. Nếu khách hàng được mở rộng theo mức đa dạng của sản phẩm, doanh nghiệp có thể cân nhắc sản xuất các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường, …
Ví dụ, Châu Hùng hiện đang cung cấp sản phẩm carton cho các doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc, nếu có nguồn khách hàng từ khu vực phía Nam ổn định, chúng tôi sẽ cân nhắc xem xét việc mở rộng địa bàn nhằm tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn mà không mất quá nhiều chi phí và thời gian vận chuyển. Hoặc một trong những quá trình mở rộng quy mô sản phẩm mà Châu Hùng đã trải qua, đó là thay vì chỉ cung cấp các giải pháp bao bì carton, dòng sản phẩm của chúng tôi còn có thêm băng keo, màng chít để mang đến sự tiện ích lớn nhất cho khách hàng khi có thể tìm mua tất cả các sản phẩm từ một nhà cung cấp.
Mở rộng khách hàng tiềm năng
Nếu bạn chưa biết, thì khách hàng trung thành sẽ là một nhà bán hàng tiềm năng cho doanh nghiệp đấy. Nếu khách hàng thực sự hài lòng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ sẽ không ngần ngại dành tặng những lời khen trên mạng xã hội hoặc giới thiệu cho bạn bè khi có nhu cầu. Vì tâm lý của người tiêu dùng nói chung thì luôn tin tưởng những feedback, review hơn là sự khẳng định từ thương hiệu, đặc biệt khi đó lại là người quen của mình.
Từ những phản hồi của khách hàng, bạn cũng có thể tổng hợp lại và công khai với những khách hàng tiềm năng khác. Đây là một phương thức marketing tiết kiệm nhưng rất hiệu quả và tác dụng dài lâu, giúp khẳng định chắc chắn vai trò của khách hàng với doanh nghiệp.
Là thước đo sự thành công của doanh nghiệp
Nhận được sự ủng hộ của khách hàng nghĩa kà bạn đã rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn được chứng minh bằng sự tin tưởng, gắn bó của người tiêu dùng. Đây là cơ sở để đo lường sự thành công của bạn trong mắt khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là những vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của khách hàng sẽ giúp bạn định hướng được sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để cải thiện và phát huy những gì mình đang có để trở nên tốt hơn mỗi ngày.